Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn

Sài Gòn
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Sài Gòn
(Saigon Football Club)
Tên ngắn gọnSGFC
Thành lập2016; 8 năm trước (2016)
Giải thể14 tháng 2 năm 2023; 15 tháng trước (2023-02-14)[1]
Sân vận độngThống Nhất
Sức chứa15.000
Trang webTrang web của câu lạc bộ

Câu lạc bộ Bóng đá Sài Gòn (tiếng Anh: Saigon Football Club) là một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã giải thể.

Nhầm lẫn

  • Đội bóng này trước đây khi còn đăng ký ở Hà Nội thường hay bị nhầm lẫn với một đội bóng cùng thành phố khác đã giải thể là Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (còn gọi là Hà Nội ACB).[2]

Lịch sử

2011-2016: Câu lạc bộ Hà Nội

Tiền thân của đội là đội bóng của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Viettel, với thành phần cầu thủ là lứa trẻ của Thể Công từ lứa tuổi 19 trở xuống. Năm 2009, đội Thể Công bị Bộ Quốc phòng xóa tên và chuyển giao cho Tổng công ty Viettel. Đội hình chính được đổi sang tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Viettel, không lâu được chuyển sang cho tỉnh Thanh Hóa với tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.[6] Riêng đội hình trẻ, từ năm 2008, được tổ chức thành đội bóng của Trung tâm Bóng đá Viettel. Ngay trong năm đó, đội đã giành được chức vô địch giải hạng 3 sau khi thắng Bộ Công An; đến năm 2009, đội giành vị trí thứ 2 tại giải hạng nhì và lên chơi ở giải hạng nhất năm 2010. Kết thúc mùa giải 2010, Công ty Cổ phần Thể thao T&T đã mua lại đội bóng và đổi tên đội bóng thành Câu lạc bộ Hà Nội.[7] Tại mùa giải đầu tiên với tên gọi mới, đội đạt thành tích đứng thứ 8 trên tổng số 14 đội.

Mùa giải 2012, đội đoạt chức á quân hạng nhất nhưng không thể thăng hạng vì có chung ông bầu với đội đang thi đấu ở V. LeagueHà Nội T&T nên phải tiếp tục chơi ở hạng nhất. Đầu năm 2013, đội được chuyển giao và trực thuộc quyền sở hữu quản lý của Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội với ông chủ là Nguyễn Giang Đông.

2016: Câu lạc bộ Sài Gòn

Mùa giải 2016, Câu lạc bộ Hà Nội được chơi ở giải V.League 1.

Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội đổi tên thành Công ty cổ phần phát triển bóng đá Sài Gòn, vẫn thuộc sở hữu của ông chủ Nguyễn Giang Đông (bố vợ cầu thủ Nguyễn Văn QuyếtĐỗ Duy Mạnh), đồng thời công ty gửi công văn tới Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đề nghị chuyển địa điểm và tên gọi ngay giữa mùa giải bóng đá vô địch quốc gia 2016.[8][9] Ngày 4 tháng 4 năm 2016, VFF đồng ý để câu lạc bộ Hà Nội đổi tên thành Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn và đăng ký sân vận động Thống Nhất làm sân nhà tại V.League 1 2016.[10]

2021: Tái cấu trúc, chuyển mình theo hướng “J.League hóa”

Sau khi kết thúc mùa giải 2020, CLB Sài Gòn bất ngờ chia tay 22/28 cầu thủ cùng một số thành viên ban huấn luyện cũ. Ông Trần Hòa Bình sau khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch CLB Sài Gòn đã tiến hành hợp tác toàn diện với FC Tokyo nhằm đưa đội bóng chuyển mình theo hướng "J.League hóa" (hiện đại hóa - chuyên nghiệp hóa - quốc tế hóa). Đội bóng đã chiêu mộ 5 cầu thủ từ Nhật BảnDaisuke Matsui, Woo Sang Ho, Takasaki Horoyuki, Takasaki Horoyuki và Ryutaro Karube cùng nhiều chuyên gia từ Nhật Bản như Shimoda Masahiro (cựu giám đốc kỹ thuật Hiệp hội bóng đá Nhật Bản), Oshima Tsubasa (Giám đốc Học viện FC Tokyo)... để thực hiện mục tiêu này.[11]

Ngày 12 tháng 1 năm 2021, CLB Sài Gòn đã làm lễ ra mắt các nhà tài trợ và công bố đội hình mùa giải 2021. Đội bóng gây chú ý khi kí kết hợp đồng tài trợ với những thương hiệu hàng đầu của Nhật Bản như Sony, Japan Airlines, Eneos, JBT-TNT, Mitutoyo,... Tổng giá trị từ các nhà tài trợ đến từ Việt Nam và Nhật Bản lên tới hơn 100 tỉ đồng.[12]

Bên cạnh đó, đội bóng tiếp nhận Trung tâm Đào tạo Bóng đá trẻ PVF và hợp tác thêm với FC Ryukyu (đội bóng hiện đang chơi tại J.League 2) để đào tạo và phát triển bóng đá trẻ, cũng như đưa cầu thủ Việt Nam cọ xát thực tế.

Theo dự kiến, CLB Sài Gòn sẽ cải tạo và nâng cấp toàn diện Trung tâm thể thao Thành Long để làm nơi đóng quân và định cư lâu dài cũng như phục vụ cho mục tiêu "J.League hóa".[13]

2022: Thi đấu bết bát, tiếp tục đổi chủ

Sau 2 mùa giải thi đấu không thực sự thành công của đội bóng này khi theo mô hình J.League, ngày 30 tháng 8 năm 2022, Chủ tịch Trần Hòa Bình đã xin từ chức, chuyển giao quyền điều hành CLB cho ông Nguyễn Thái Phiên - phó tổng giám đốc Đầu tư và Tài chính của tập đoàn NovaGroup.

2023: Giải thể

Câu lạc bộ Sài Gòn đã thanh lý hợp đồng với tất cả các cầu thủ và ban huấn luyện, đang trong quá trình giải thể và bán suất thi đấu ở giải hạng nhất cho tỉnh Lâm Đồng. Đầu mùa giải 2023, đội bóng thi đấu trên sân Lâm Đồng với đội hình được Lâm Đồng hóa. Hết thời hạn 60 ngày kể từ khi thông báo với VPF việc chuyển đổi quyền sở hữu, suất thi đấu ở giải hạng nhất sẽ chính thức được chuyển giao cho tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 2/3, CLB Sài Gòn đã gửi công văn đến VPF và VFF đề nghị hủy đăng ký tham dự các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia năm 2023. Công văn nêu, căn cứ vào tình hình thực tế của CLB Sài Gòn bao gồm cơ sở vật chất, sân bãi không đảm bảo thi đấu kèm theo công tác tổ chức chuyên môn của đội bóng chưa hoàn thiện. Hiện tại, CLB đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng chưa có phương án nào tối ưu giải quyết các khó khăn trên, do đó CLB Bóng đá Sài Gòn xin phép không tham dự giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia kể từ năm 2023. Ngoài ra theo thông tin báo chí, nhiều cổ đông của đội bóng không đồng ý chuyển giao nên Sài Gòn không thể chuyển về địa phương Lâm Đồng[14].

Nhà tài trợ

Trang phục thi đấu

Giai đoạn Hãng áo đấu Nhà tài trợ in lên áo 1 Nhà tài trợ in lên áo 2 Nhà tài trợ in lên áo 3
2016 không có không có không có không có
2017
2018 Việt Nam Kamito LienVietPostBank
2019 Việt Nam Fraser Sport không có
2020 Hàn Quốc Zaicro Bến Thành Holding Him Lam Group Văn Lang University
2021 không có NovaWorld Eneos
2022 Tây Ban Nha Kelme PhinDeli không có

Nhà tài trợ chính

Các nhà tài trợ đồng hành cùng CLB Sài Gòn mùa giải 2021.

Việt Nam Việt Nam

Nhật Bản Nhật Bản

Thành tích thi đấu

Thành tích bóng đá trong nước từ năm 2011

Mùa bóng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm Xếp hạng Ghi chú
Hạng nhất QG 2011 26 8 9 9 38 38 0 33 Thứ 8
Hạng nhất QG 2012 26 15 3 8 35 30 +5 48 Á quân Quyền thăng hạng bị từ chối
V.League 2 2013 14 3 3 8 10 23 −13 12 Thứ 6
V.League 2 2014 14 5 5 4 17 13 +4 20 Thứ 4
V.League 2 2015 14 8 4 2 22 10 +12 28 Vô địch Thăng hạng V-League 1
V.League 1 2016 26 9 9 8 34 32 +2 36 Thứ 7
V.League 1 2017 26 11 10 5 40 29 +11 43 Thứ 5
V.League 1 2018 26 9 4 13 36 40 −4 31 Thứ 8
V.League 1 2019 26 10 6 10 37 40 −3 36 Thứ 5
V.League 1 2020 20 9 7 4 30 19 +11 36 Thứ 3 Giành quyền tham dự AFC Cup 2021
V.League 2021 12 4 1 7 6 14 –8 13 Thứ 13 [15]
V.League 1 2022 24 5 7 12 26 42 −16 22 Thứ 13 Xuống hạng V.League 2

Đấu trường châu lục

Thành tích của Sài Gòn tại các giải cấp châu lục
Năm Thành tích Số trận Thắng Hòa* Thua Bàn
thắng
Bàn
thua
Đối thủ
AFC Cup
2021 Vòng bảng 0 0 0 0 0 0 Malaysia Kedah
Singapore Lion City
Indonesia Persipura
Tổng cộng 1 lần tham dự 0 0 0 0 0 0 -

Danh hiệu chính thức

3 Hạng ba (1): 2020
1 Vô địch (1): 2015
2 Á quân (1): 2012

Đội hình CLB Sài Gòn

Thanh lý toàn bộ cầu thủ kể từ sau trận thắng Becamex Bình Dương với tỉ số 2–1 hôm 19/11/2022.

Huấn luyện viên

Danh sách các HLV của CLB Sài Gòn
2011 – 04/2013 Việt Nam Hoàng Văn Phúc
04/2013 – 05/2013 Việt Nam Triệu Quang Hà
05/2013 – 07/2014 Việt Nam Trương Việt Hoàng
09/2014 – 02/2018 Việt Nam Nguyễn Đức Thắng
02/2018 – 06/2018 Việt Nam Phan Văn Tài Em
06/2018 – 11/2019 Việt Nam Nguyễn Thành Công
11/2019 – 3/2020 Việt Nam Hoàng Văn Phúc
03/2020 – 02/2021 Việt Nam Vũ Tiến Thành
02/2021 – 03/2021 Nhật Bản Shimoda Masahiro
03/2021 – 11/2022 Việt Nam Phùng Thanh Phương

Biểu trưng

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Mai Phương. “CLB Sài Gòn và CLB Cần Thơ không đăng ký dự giải hạng nhất”.
  2. ^ “Bầu Hiển quyết đấu bầu Kiên”. Báo Tiền Phong. 19 tháng 12 năm 2011.
  3. ^ Anh Dũng (25 tháng 11 năm 2011). “Sài Gòn Xuân Thành đổi chủ, thay tên”. Báo Người lao động.
  4. ^ “Sài Gòn Xuân Thành đổi tên thành Sài Gòn FC”. Báo Tuổi Trẻ. 26 tháng 11 năm 2011.
  5. ^ An Nhơn (2 tháng 11 năm 2012). “Bầu Thụy tặng Sài Gòn Xuân Thành cho TP HCM”.
  6. ^ Khoa Nguyễn (7 tháng 11 năm 2009). “Thể Công bị bán đứt cho Thanh Hóa”. VnExpress.
  7. ^ “Hà Nội T&T thâu tóm suất hạng Nhất của Viettel”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ Lan Phương (31 tháng 3 năm 2016). “CLB Hà Nội đã được cấp giấy phép hoạt động tại TP.HCM”. thethao.thanhnien.vn. Truy cập 4 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ Lâm Chi (4 tháng 4 năm 2016). “VFF thông qua việc đổi tên của CLB Hà Nội”. thethaovanhoa.vn. Truy cập 4 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ Hồng Thủy (4 tháng 4 năm 2016). “VFF đồng ý để CLB Hà Nội đổi tên, chuyển địa điểm”. bongdaplus.vn. Truy cập 4 tháng 4 năm 2016.
  11. ^ Hợp tác toàn diện với FC Tokyo, CLB Sài Gòn quyết đột phá tạo bản sắc
  12. ^ CLB Sài Gòn xuất quân hoành tráng với hơn 100 tỉ tài trợ
  13. ^ Thăm “đại bản doanh” tương lai của câu lạc bộ Sài Gòn
  14. ^ “CLB Sài Gòn không chuyển về thi đấu tại Lâm Đồng”.
  15. ^ Vào ngày 24 tháng 8 năm 2021, VPF đã họp trực tuyến để lấy ý kiến của các câu lạc bộ về việc có tiếp tục tổ chức giải đấu hay không. Kết quả, 14/14 câu lạc bộ đồng ý với việc dừng giải đấu và vào tối cùng ngày thì VFFVPF chính thức thông báo giải đấu đã bị hủy vì đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, lần đầu tiên kể từ khi V.League lên chuyên nghiệp năm 2000.

Liên kết ngoài

  • x
  • t
  • s
Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn – đội hình hiện tại
  • x
  • t
  • s
Đội tuyển quốc gia
Nam
Nữ
Giải đấu quốc gia
Nam
Nữ
Cúp quốc gia
Nam
Nữ
  • Cúp Quốc gia
Giải đấu giao hữu
Giải thưởng
Kình địch
Câu lạc bộ
Đội tuyển quốc gia
Lịch sử
  • x
  • t
  • s
Các câu lạc bộ bóng đá cũ Việt Nam
Giải thể trước năm 2000
Ngôi sao Gia Định (1954)Cảng Hải Phòng (1991)Điện Hải Phòng (1993)Dệt Nam Định (1993)Công an Thanh Hóa (1994)Công an Hà Bắc (1996)Cao su Bình Long (1997)Hải Hưng (1997)Công nhân Xây dựng Hà Nội (?)Công nhân Xây dựng Hải Phòng (?)Sở Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (?)Công an Quảng Nam – Đà Nẵng (?)Gò Dầu (?)Việt Trì (?)
Giải thể sau năm 2000
Tổng cục Đường sắt (2000)Thanh niên Hà Nội (2002)Công an TP Hồ Chí Minh (2002)Hải Quan (2002)Hàng không Việt Nam (2003)Ngân hàng Đông Á (2005)Quân khu 9 (2006)Quân khu 4 (2009)Hòa Phát Hà Nội (2011)Quân khu 7 (2011)Hà Nội 2012 (2012)Navibank Sài Gòn (2012)Ninh Thuận (2012)XMXT Sài Gòn (2013)Kiên Giang (2013)T&T Baoercheng (2014)An Giang (2014, 2021)Mancons Sài Gòn (2018)Cà Mau (2018)Hoàng Sang (2019)Triệu Minh (2021)Than Quảng Ninh (2021)Kon Tum (2022)Sài Gòn (2023)Bình Thuận (2023)Gia Định (2024)Gama Vĩnh Phúc (2024)Trẻ Quảng Nam (2024)
Đã đổi tên
Công nhân Nghĩa Bình (1989)Phú Khánh (1989)Công nghiệp Hà Nam Ninh (1991)Sông Lam Nghệ Tĩnh (1991)Sông Bé (1996)Công nhân Quảng Nam – Đà Nẵng (1997)Công an Hải Phòng (2002)Cảng Sài Gòn (2003)Thể Công (2009)Hà Nội 2011 (2016)Hà Nội T&T (2016)Công An Nhân Dân (2022)Phù Đổng (2023)Bình Phước (2023)Trẻ LPBank Thành phố Hồ Chí Minh (2024)
Đã tái lập
Trẻ SHB Đà Nẵng (2018)Công an Hà Nội (2022)