Căn đơn vị

Căn đơn vị cấp 5 trong Mặt phẳng phức

Trong toán học, căn đơn vị, đôi khi gọi là số de Moivre, là số phức bất kỳ khi lũy thừa mũ nguyên dương n có kết quả bằng 1. Căn đơn vị được sử dụng trong nhiều nhánh của toán học, và đặc biệt quan trọng trong lý thuyết số, lý thuyết nhóm tính chất, và biến đổi Fourier rời rạc.

Trong lý thuyết trường và lý thuyết vành, khái niệm căn đơn vị cũng áp dụng cho bất kỳ vành nào có phần tử nhân được. Trường đóng đại số có chính xác n căn đơn vị cấp n nếu n không chia hết cho đặc trưng của trường.

Định nghĩa

Căn đơn vị cấp n, trong đó n là một số nguyên dương (tức là n = 1, 2, 3, …), là một số z thỏa phương trình sau:[1][2]

z n = 1 {\displaystyle z^{n}=1}

Nếu không nói gì thêm, căn đơn vị là các số phức, (bao gồm số 1, và số -1 nếu n chẵn, là các số phức với phần ảo bằng 0), và trong trường hợp này, căn đơn vị cấp n có dạng

e 2 k π i n = cos 2 k π n + i sin 2 k π n , k = 0 , 1 , , n 1. {\displaystyle e^{\frac {2k\pi i}{n}}=\cos {\frac {2k\pi }{n}}+i\sin {\frac {2k\pi }{n}},\quad \quad k=0,1,\dots ,n-1.}

Một căn đơn vị cấp n được gọi là nguyên thủy nếu nó không là một căn đơn vị cấp k của các số k nhỏ hơn n:

z k 1 ( k = 1 , 2 , 3 , , n 1 ) {\displaystyle z^{k}\neq 1\qquad (k=1,2,3,\dots ,n-1)}

Nếu nsố nguyên tố, tất cả căn đơn vị cấp n, ngoại trừ 1, đều nguyên thủy.

Ví dụ

Tìm các căn đơn vị cấp 3?

Theo định nghĩa, căn đơn vị cấp 3 là nghiệm của phương trình z 3 = 1 {\displaystyle z^{3}=1} . Dễ thấy z = 1 {\displaystyle z=1} là một nghiệm của phương trình, vậy 1 là một căn đơn vị cấp 3.

Tuy nhiên, còn 2 nghiệm phức của phương trình là z = 1 + i 3 2 {\displaystyle z={\frac {-1+i{\sqrt {3}}}{2}}} z = 1 i 3 2 {\displaystyle z={\frac {-1-i{\sqrt {3}}}{2}}} .

Vậy tập các căn đơn vị cấp 3 là

U 3 = { 1 , 1 + i 3 2 , 1 i 3 2 } {\displaystyle U_{3}=\left\{1,{\frac {-1+i{\sqrt {3}}}{2}},{\frac {-1-i{\sqrt {3}}}{2}}\right\}}

Xem thêm

  • Hệ Argand
  • Nhóm tròn, các số phức đơn vị
  • Nhóm kế hoạch của căn đơn vị
  • Căn nguyên thủy modulo n
  • Tính chất Dirichlet
  • Tổng Ramnujan
  • Vành Kummer
  • Vector Witt
  • Tính chất Teichmüller

Chú thích

  1. ^ Hadlock, Charles R. (2000). Field Theory and Its Classical Problems, Volume 14. Cambridge University Press. tr. 84–86. ISBN 978-0-88385-032-9.
  2. ^ Lang, Serge (2002). “Roots of unity”. Algebra. Springer. tr. 276–277. ISBN 978-0-387-95385-4.

Tham khảo

  • Lang, Serge (2002), Algebra, Graduate Texts in Mathematics, 211 , New York: Springer-Verlag, ISBN 978-0-387-95385-4, MR 1878556, Zbl 0984.00001
  • Milne, James S. (1998). “Algebraic Number Theory”. Course Notes.
  • Milne, James S. (1997). “Class Field Theory”. Course Notes.
  • Bản mẫu:Neukirch ANT
  • Neukirch, Jürgen (1986). Class Field Theory. Berlin: Springer-Verlag. ISBN 3-540-15251-2.
  • Washington, Lawrence C. (1997). Cyclotomic fields (ấn bản 2). New York: Springer-Verlag. ISBN 0-387-94762-0.
  • Derbyshire, John (2006). “Roots of Unity”. Unknown Quantity. Washington, D.C.: Joseph Henry Press. ISBN 0-309-09657-X.

Đọc thêm

  • Storer, Thomas (1967). Cyclotomy and difference sets. Chicago: Markham Publishing Company. Zbl 0157.03301.
  • x
  • t
  • s
  • Số đại số nguyên
  • Nút Chebyshev
  • Số dựng được
  • Hằng số Conway
  • Số nguyên Eisenstein
  • Số nguyên Gauss
  • Tỉ lệ vàng (φ)
  • Vành Kummer
  • Số Perron
  • Số Pisot–Vijayaraghavan
  • Số vô tỉ bậc hai
  • Số hữu tỉ (ℚ)
  • Căn đơn vị
  • Số Salem
  • Tỉ lệ bạc (δS)
  • 2
  • 3
  • 5
  • 32
  • 122