Giao thoa thị giác

Giao thoa thị giác
Não nhìn từ phía dưới; đỉnh là thuỳ trán. Bó thị giác cùng giao thoa thị giác (hình chữ X) được vẽ bằng màu đỏ (ảnh lấy từ Andreas Vesalius' Fabrica, 1543).
Thần kinh thị giác, giao thoa và bó thị giác
Chi tiết
Cơ quanHệ thị giác
Chức năngTruyền thông tin thị giác của thần kinh mắt đến thùy chẩm
Định danh
Latinhchiasma opticum
MeSHD009897
NeuroName459
NeuroLex IDbirnlex_1416
TAA14.1.08.403
FMA62045
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh
[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]


Giao thoa thị giác (hay mép thị giác, tiếng Anh: optic chiasm /ɒptɪk kæzəm/), là một phần của não, nơi hai thần kinh thị giác giao nhau. Nó nằm ở phần dưới của não, ngay phía dưới vùng dưới đồi.[1] Giao thoa thị giác được tìm thấy trong tất cả các động vật có xương sống, riêng trong cá miệng tròn (cá mút đá và Myxinidae) thì nằm trong não.[2][3]

Cấu trúc

Hình 2 Trường thị giác đối với bản đồ thị giác nằm trên vỏ thị giác chính ở động vật có xương sống. U = trên (up);
D = dưới (down);
L = trái (left);
R = phải (right);
F = điểm vàng (fovea);
visual field = trường thị giác;
pupil = đồng tử;
retina (from behind) = võng mạc (từ đằng sau);
optic chiasm = giao thoa thị giác;
thalamus = đồi thị;
decussation of optic radiation = bắt chéo tia thị giác;
visual map on occipital cortex = vỏ não thị giác thuỳ chẩm

Ở tất cả các loài động vật có xương sống, thần kinh thị giác của mắt trái và mắt phải gặp nhau ở giữa, mặt trước não. Ở nhiều loài động vật có xương sống, thần kinh thị giác trái bắt chéo bên phải nhưng không hợp nhất với nó.[4]

Phía ngoài giao thoa thị giác là bó thị giác. Bó thị giác là tập hợp các sợi bắt chéo và không bắt chéo. Các bó thị giác đi vào mái thị giác (ở động vật có vú được gọi là gò trên) của trung não. Ở động vật có vú, chúng cũng phân nhánh đến nhân thể gối ngoài của đồi thị, cho các sợi đến vỏ não thuỳ chẩm của đại não.[5]

Lịch sử

Sự giao thoa của các sợi thần kinh và sự tác động đến tầm nhìn được bác sĩ Ba Tư "Esmail Jorjani" đề xuất. Có thể bác sĩ này chính là Zayn al-Din Gorgani (1042–1137).[6]

Hình ảnh bổ sung

  • Sơ đồ cho thấy có sự hợp nhất ở giữa của thần kinh thị giác và bó thị giác.
    Sơ đồ cho thấy có sự hợp nhất ở giữa của thần kinh thị giác và bó thị giác.
  • Não nhìn từ bên dưới, giao thoa thị giác có hình chữ X màu vàng, ở giữa
    Não nhìn từ bên dưới, giao thoa thị giác có hình chữ X màu vàng, ở giữa
  • Não và thân não nhìn từ bên dưới
    Não và thân não nhìn từ bên dưới
  • Bán cầu não trái, giao thoa thị giác được chú thích là optic chiasma màu xanh lá cây
    Bán cầu não trái, giao thoa thị giác được chú thích là optic chiasma màu xanh lá cây
  • Phía dưới, sâu của tiểu não
    Phía dưới, sâu của tiểu não
  • Hướng đi của sợi trục thần kinh. Có sợi bắt chéo (đỏ) và không bắt chéo (xanh lá cây)
    Hướng đi của sợi trục thần kinh. Có sợi bắt chéo (đỏ) và không bắt chéo (xanh lá cây)

Xem thêm

  • Hội chứng giao thoa thị giác

Tham khảo

  1. ^ Colman, Andrew M. (2006). Oxford Dictionary of Psychology (ấn bản 2). Oxford University Press. tr. 530. ISBN 978-0-19-861035-9.
  2. ^ Bainbridge, David (ngày 30 tháng 6 năm 2009). Beyond the Zonules of Zinn: A Fantastic Journey Through Your Brain. Harvard University Press. tr. 162. ISBN 978-0-674-02042-9. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ de Lussanet, Marc H.E.; Osse, Jan W.M. (2012). “An ancestral axial twist explains the contralateral forebrain and the optic chiasm in vertebrates”. Animal Biology. 62 (2): 193–216. arXiv:1003.1872. doi:10.1163/157075611X617102. ISSN 1570-7555.
  4. ^ Stephen, Polyak (1957). The vertebrate visual system. Chicago: Chicago Univ. Press.
  5. ^ Nieuwenhuys, R.; Donkelaar, H.J.; Nicholson, C.; Smeets, W.J.A.J.; Wicht, H. (1998). The central nervous system of vertebrates. New York: Springer. ISBN 9783642621277.
  6. ^ Davis, Matthew C.; Griessenauer, Christoph J.; Bosmia, Anand N.; Tubbs, R. Shane; Shoja, Mohammadali M. (ngày 1 tháng 1 năm 2014). “The naming of the cranial nerves: A historical review”. Clinical Anatomy (bằng tiếng Anh). 27 (1): 14–19. doi:10.1002/ca.22345. ISSN 1098-2353. PMID 24323823.
  • Jeffery G (tháng 10 năm 2001). “Architecture of the optic chiasm and the mechanisms that sculpt its development”. Physiol. Rev. 81 (4): 1393–414. doi:10.1152/physrev.2001.81.4.1393. PMID 11581492.

Liên kết ngoài

  • “Anatomy diagram: 13048.000-1”. Roche Lexicon - illustrated navigator. Elsevier. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2014.
  • x
  • t
  • s
Tận cùng
  • Nhân
    • nhân vách
  • Đường đi
    • không có nhánh quan trọng
Khứu giác
Mắt
  • Nhân
    • Nhân gối ngoài
  • Đường đi
    • Giao thoa thị giác (Mép thị giác)
    • Bó thị giác
Vận nhãn
  • Nhân
    • nhân vận nhãn
    • nhân Edinger–Westphal
  • Nhánh
    • trên
    • Rễ đối giao cảm của hạch mi
    • dưới
Ròng rọc
  • Nhân
  • Nhánh
    • không có nhánh quan trọng
Sinh ba
  • Nhân
    • Nhân cảm giác chính của thần kinh sinh ba] (PSN)
    • Nhân tủy sống của thần kinh sinh ba
    • Nhân trung não của thần kinh sinh ba (MN)
    • Nhân vân động của thần kinh sinh ba(TMN)
  • Đường đi
    • hạch sinh ba
  • Nhánh
    • mắt
    • hàm trên
    • hàm dưới
Giạng
  • Nhân
  • Nhánh
    • không có nhánh quan trọng
Mặt
Nguyên ủy gần
  • thần kinh trung gian Wrisberg
  • Hạch gối
Trong
ống thần kinh mặt
  • Thần kinh đá sâu
    • Hạch chân bướm - khẩu cái
  • Thần kinh xương bàn đạp
  • Thừng nhĩ
    • Thần kinh lưỡi
    • Hạch dưới hàm dưới
Ở lỗ
trâm chũm
  • Thần kinh tai sau
  • Cơ trên xương móng
    • Nhánh bụng của thần kinh mặt
    • Nhánh trâm móng của thần kinh mặt
  • Đám rối thần kinh tuyến mang tai
Nhân
Tiền đình - ốc tai
  • Nhân
    • Nhân tiền đình
    • Nhân ốc tai
  • Thần kinh ốc tai
    • Vân hành não não thất bốn (vân thính giác)
    • Dải cảm giác bên (lateral lemniscus)
  • Thần kinh tiền đình
    • Hạch Scarpa
Thiệt hầu
Trước hố tĩnh mạch cảnh
  • Hạch
    • trên
    • dưới
Sau hố tĩnh mạch cảnh
  • Thần kinh màng nhĩ
    • Đám rối màng nhĩ
    • Thần kinh đá bé
    • Hạch tai (hạch Arnold)
  • Nhánh trâm hầu của thần kinh thiệt hầu
  • Nhánh hầu của thần kinh thiệt hầu
  • Nhánh hạch nhân của thần kinh thiệt hầu
  • Nhánh lưỡi của thần kinh thiệt hầu
  • Nhánh xoang cảnh của thần kinh thiệt hầu
Nhân
Lang thang
Trước hố tĩnh mạch cảnh
Sau hố tĩnh mạch cảnh
Cổ
  • Nhánh hầu của thần kinh lang thang
    • đám rối hầu
  • Thần kinh thanh quản trên
    • ngoài
    • trong
  • Thần kinh thanh quản quặt ngược
  • Nhánh tim cổ trên của thần kinh lang thang
Lồng ngực
Bụng
  • Nhánh tạng của thần kinh lang thang
  • Nhánh thận của thần kinh lang thang
  • Nhánh gan của thân lang thang trước
  • Nhánh vị trước của thân lang thang trước
  • Nhánh vị sau của thân lang thang sau
Nhân
Phụ
  • Nhân
  • Rễ sọ
  • Rễ sống
Hạ thiệt