R-16 (tên lửa)

R-16[1]
Lược sử hoạt động
Phục vụ1961–1976
Sử dụng bởiLiên Xô
Lược sử chế tạo
Người thiết kếMikhail Yangel, Valentin Glushko
Nhà sản xuấtNhà máy cơ khí số 586, Glushko OKBM, Hartron OKB
Thông số
Khối lượng140,6 tấn
Chiều dài30,4 m
Đường kính3,0 m
Sức nổ3-6 Mt

Động cơ3x RD-217/218/219 first, two-stage, storable liquid
(AK27I + UDMH)
Tầm hoạt động11.000-13.000 km
Hệ thống chỉ đạoDẫn đường quán tính
Độ chính xác2.7 km

R-16 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên được Liên Xô triển khai thành công. Đối với phương Tây nó được biết đến dưới định danh của Nato là SS-7 Saddler, tại Nga, nó mang định danh của GRAU là 8K64.

Mô tả

Tên lửa dài 30,4 m; đường kính 3,0 m và khối lượng phóng là 141 tấn. Tầm bắn tối đa là 11.000 km với trang bị đầu đạn nhiệt hạch đương lượng nổ 5-6 Mt và đạt tầm bắn 13.000 km với đầu đạn 3 Mt. Tên lửa có bán kính chính xác (CEP) là 2,7 km.

Lịch sử

R-16

Trong quá trình phát triển, một thảm họa đã diễn ra vào buổi thử nghiệm phóng thử tên lửa ngày 24/10/1960 (thảm họa Nedelin-mang tên vị tướng đã chết trong buổi thử nghiệm), giết chết ít nhất 78 người có mặt gần bệ phóng.

Sau khi bị trì hoãn nhiều lần sau thảm họa, vốn đã giết chết nhiều kỹ sư làm việc trong dự án tên lửa; buổi phóng tên lửa đầu tiên diễn ra thành công vào ngày 2/2/1961. Các tính năng kỹ thuật ban đầu của tên lửa đã đạt được vào ngày 1/11/1961. Tên lửa R-16 được trang bị cho quân đội Liên Xô đến năm 1976, với số lượng tên lửa lớn nhất từng được triển khai là vào năm 1965, với 202 tên lửa. Liên Xô có ít hơn 50 tên lửa trong trang bị vào năm 1962 khi xảy ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Người ta cho rằng vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, chỉ có khoảng 20 tên lửa được triển khai tại Cuba.

Tên lửa R-16 là loại tên lửa đạn đạo thuộc thế hệ đầu tiên của Liên Xô, và nó mang trên mình nhiều cải tiến so với thế hệ tên lửa trước đó là R-7 Semyorka. Tên lửa R-16 sử dụng chất đẩy hypergolic là sự kết hợp của nhiên liệu unsymmetrical dimethylhydrazine (UDMH) và chất Oxy hóa red fuming nitric acid (RFNA). Liên Xô ban đầu triển khai R-16 tại các bệ phóng mềm, vốn không có khả năng bảo vệ tên lửa trước các cuộc tấn công bằng hạt nhân. Khi không trực chiến, tên lửa được lưu trữ trong các hangar, và cần tốn từ một đến ba giờ đồng hồ để có thể đưa nó ra bệ phóng, nạp nhiên liệu và sẵn sàng phóng tên lửa. Tên lửa có thể ở trong trạng thái nạp đầy nhiên liệu chỉ trong vòng vài ngày do đặc tính ăn mòn của acid nitric. Sau đó, nhiên liệu phải được rút ra khỏi tên lửa, và quả tên lửa phải được đưa trở lại nhà máy để chế tạo lại. Thậm chí khi việc nạp nhiên liệu đã hoàn tất và tên lửa đang trong trạng thái báo động, R-16 cần thêm 20 phút để quay con quay hồi chuyển trong hệ thống dẫn đường trước khi có thể được phóng đi. Tuy vậy, tên lửa R-16 vẫn là loại tên lửa liên lục địa đầu tiên được đưa vào triển khai đầy đủ ở Liên Xô.

Kể từ năm 1963 trở đi, một số tên lửa phiên bản phóng từ silo R-16U được chế tạo, với khoảng 69 giếng phóng đi vào hoạt động. Tuy nhiên mỗi tổ hợp phóng bao gồm ba silo được tập hợp lại với nhau, cho phép chúng sử dụng một hệ thống tiếp nhiên liệu chung, khiến bệ phóng R-16 có thể bị tấn công chỉ bằng một tên lửa duy nhất của Mỹ.

Hệ thống điều khiển tên lửa được thiết kế bởi OKB-692[2] (Kharkiv, Ukraine).

Vận hành

 Liên Xô
Lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô.

Tham khảo

  1. ^ Pavel Podvig (2004). Russian Strategic Nuclear Forces. MIT Press. ISBN 0262661810. The R-16 missile was the first intercontinental missile with storable liquid fuel
  2. ^ Krivonosov, Khartron: Computers for rocket guidance systems
  • The Kremlin's Nuclear Sword, Steven J. Zaloga, Smithsonian Institution Press, Washington and London, 2002.

Liên kết ngoài

  • "Катастрофа на Байконуре: почему погибли 124 человека во главе с маршалом" (The disaster at Baikonur), Moskovskij Komsomolets, ngày 29 tháng 10 năm 2015 (tiếng Nga)
Liên kết đến các bài viết liên quan
  • x
  • t
  • s
Tên lửa của Nga và Liên Xô
10Kh 14Kh 18Kh RV-1 · Raduga KS-1 Komet · Raduga K-10S · Raduga Kh-20 · Raduga Kh-22 · Raduga KSR-2 · Raduga KSR-5 · Kh-23 · 9K114 Shturm · Kh-28 · Kh-25 · Kh-58 · Kh-25 · Kh-59 · Kh-29 · Raduga Kh-55 · Raduga Kh-15 · Kh-31 · Kh-80 · Kh-35 · Kh-90 · Kh-59 Kh-59MK2S · Kh-22 Kh-32 · Kh-38 Kh-38/36 Kh-36 · Kh-45 · Kh-50 · Kh-BD · Kh-41 · Kh-61 · 3M-54 Klub Club-A · Hermes A ATS · Iz305 LMUR · Kh-74 · Kh-47M2 Kinzhal (Kh-76) · BrahMos AL · 3M22 Zircon (Kh-72) ASM · BrahMos-II
3M6 Shmel · 3M11 Falanga · 9K11 Malyutka · 9K111 Fagot · 9M113 Konkurs · 9K114 Shturm · 9K115 Metis · 9K112 Kobra · 9M120 Ataka-V · 9M117 Bastion · 9M119 Svir · 9K118 Sheksna · 9K115-2 Metis-M · 9M133 Kornet · 9M123 Khrizantema · 9K121 Vikhr · 'Avtonomya' IR FF · Hermes A/M/K ATS · Iz305 LMUR
Phóng từ
đất liền
Phóng từ biển
S-125 Neva/Pechora · S-75 Dvina · S-75 Dvina M-3 · M-11 Shtorm · 9K33 Osa · 2K11 Krug M-31 · Strela 2 · S-300 · Buk · 9K34 Strela-3 · Tor · 9K38 Igla · 9K22 Tunguska · Pantsir-M · 9K96 Redut · Palash/Palma
Chống tên lửa
đạn đạo
ABM-1 Galosh · A-135/53T6 Gazelle · S-500 · A-235
Phóng từ
đất liền
R-1/Scud (R-11 Zemlya/R-17 Elbrus) · R-2 · R-5 Pobeda · R-12 Dvina · R-13 R-14 Chusovaya · R-7 Semyorka · R-16 · R-9 Desna · R-26 · R-36 · UR-200 · UR-100 · TR-1 Temp · RT-1 · RT-2 · RT-15 · RT-20P · RT-21 Temp 2S · MR-UR-100 Sotka · R-36 · UR-100N · RSD-10 Pioneer · OTR-21 Tochka · TR-1 Temp · OTR-23 Oka · RT-23 Molodets · RT-2PM Topol · 9K720 Iskander · RT-2PM2 Topol-M · RS-24 Yars · RS-28 Sarmat · RS-26 Rubezh · BZhRK Barguzin · Avangard · 9M730 Burevestnik
Phóng từ biển
14KhK1 15Kh 17Kh · KSShch · P-15 Termit · P-5 Pyatyorka · R-13 · R-21 · RT-1 · RT-2 · R-15 · R-27 Zyb · P-70 Ametist · R-29 Vysota · P-120 Malakhit · P-500 Bazalt · Metel · RPK-2 Viyuga · RPK-6 Vodopad/RPK-7 Veter · R-16 · P-700 Granit · R-39 Rif · RK-55 · Raduga Kh-55 · P-270 Moskit · R-29RM Shtil · R-29RMU Sineva · R-29RMU2 Layner · Kh-80 · Kh-35 · P-800 Oniks · 3M-54 Klub · R-39M · RPK-9 Medvedka · RSM-56 Bulava · 3M22 Zircon · 3M-51 Alfa (P-900 Alfa) · BrahMos · BrahMos-II · Status-6
Khác
10KhN · P-5 Pyatyorka Redut · Raduga KS-1 Komet KSShch AS/KS-1 · Kh-35 Bal · KS 9M728 · KB 9M729 · 3M-54 Klub N/M 3M14/54 · P-800 Oniks/K-300P Bastion-P Bastion P/S · P-270 Moskit 3M-80MV · Hermes M ATS · Hermes K ATS
  • x
  • t
  • s
Trình tự tên gọi của Quân đội NgaLiên Xô (cũ)
N
radar
N001 Myech · N007 Zaslon · N010 Zhuk · N011 Bars
R
đạn tự hành
tên lửa
R-1 · R-2 · R-3 · R-4 · R-5 · R-7 · R-8 · R-9 · R-11 · R-12 · R-13 · R-14 Chusovaya · R-15 · Tumansky R-15 · R-16 · R-21 · R-23 · R-26 · R-27 / Vympel R-27 · R-29 · R-33 · R-36 · R-37 · R-39 · R-40 · R-46 / GR-1 · R-60 · R-73 · R-77 · 81R · R-101 · R-103 · R-172 · R-300 Elbrus · R-400
RD
động cơ
RD-8 · RD-9 · RD-33 · RD-45 · RD-58 · RD-107 · RD-170 · RD-180 · RD-500
Khác
TR-1 · RS-16 · RS-24 · RS-82 · RT-2 · RT-2PM · RT-2UTTH · RT-15 · RT-20 · RT-21 · RT-23 · RT-25 · RSM-56 · RKV-500A/RK-55 · KSR-5 · RSS-40 · UR-100 · UR-100 · UR-100N