Ratchanok Intanon

Ratchanok Intanon
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhRatchanok Intanon
Quốc gia Thái Lan
Sinh5 tháng 2, 1995 (29 tuổi)
Chiều cao1,68 m (5 ft 6 in)
Cân nặng55 kg (121 lb)
Đơn nữ
Thứ hạng cao nhất2 (15 tháng 8 năm 2013)
Thứ hạng hiện tại2 (15 tháng 8 năm 2013)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Thái Lan
Giải cầu lông vô địch thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Quảng Châu 2013 Đơn nữ
Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Đài Loan 2011 Đơn nữ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Guadalajara 2010 Đơn nữ
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Alor Setar 2009 Đơn nữ
Sudirman Cup
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Kuala Lumpur 2013 Đồng đội
Uber Cup
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Vũ Hán 2012 Đồng đội
Đại hội Thể thao châu Á
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Quảng Châu 2010 Đôi nữ
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất Jakarta 2011 Đôi nữ
Huy chương bạc – vị trí thứ hai Lào 2009 Đơn nữ
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Jakarta 2011 Đơn nữ

Ratchanok Intanon (Thái: รัชนก อินทนนท์; sinh ngày 5 tháng 2 năm 1995) là một nữ vận động viên cầu lông Thái Lan. Cô là người đã giành chức vô địch thế giới nội dung đơn nữ tại Giải cầu lông vô địch thế giới 2013 diễn ra ở Quảng Châu, và cũng là nữ vận động viên trẻ nhất từng vô địch giải đấu này.

Sự nghiệp

2009-2012

Ratchanok giành danh hiệu quốc tế cá nhân đầu tiên vào năm 2009, khi cô mới chỉ mới 14 tuổi, bằng chiến thắng tại giải cầu lông Quốc tế Việt Nam Challenge. Sau đó, cô đã làm lên lịch sử khi trở thành nhà vô địch trẻ nhất tại [1] Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới diễn ra ở Malaysia khi mới 14 tuổi. Cô cũng lọt vào tới trận chung kết ở SEA Games 2009, nhưng đã để thua trước người đồng hương của mình là Salakjit Ponsana.

Năm 2010, ở tuổi 15, cô đã bảo vệ thành công danh hiệu của mình tại giải cầu lông trẻ vô địch thế giới diễn ra ở México. Ngay sau đó, cô đã giành được hai danh hiệu tại Giải cầu lông Việt Nam mở rộng YONEX-SUNRISE và Indonesia mở rộng. Á vận hội 2010 tại Quảng Châu, cô giành được tấm huy chương bạc sau trận thua trước tay vợt xếp hạng số 1 thế giới lúc bấy giờ là Wang Xin, với tỉ số lần lượt là 22-20 17-21 14-21.

Năm 2011, cô trở thành vận động viên thành công nhất của Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới khi giành danh hiệu đơn nữ lần thứ ba liên tiếp tại Đài Loan. Cô đã giành YONEX-SUNRISE Syed Modi Memorial Ấn Độ mở rộng và cũng là một thành viên của đội tuyển cầu lông nữ Thái Lan đánh bại Indonesia trong trận chung kết tại SEA Games 2011.

Trong năm 2012 Ratchanok bước sang tuổi 16 được trao giải thưởng Nữ vận động viên xuất sắc nhất Thái Lan sau khi ba lần liên tiếp vô địch giải cầu lông trẻ thế giới. Mục tiêu lớn nhất của Ratchanok chính là giành huy chương vàng tại Olympic. Tuy nhiên, tại Thế vận hội Mùa hè 2012, trong trận đấu tứ kết với Wang Xin, mặc dù cô dẫn đối thủ của mình ở hiệp đấu thứ nhất 21-17 và 16-9 trong hiệp thi đấu thứ hai, nhưng mất điểm ở những thời khắc quyết định khiến cô thua ngược với tỉ số 21-17, 18-21, 14-21. Sau đó không lâu, tại giải Thái Lan mở rộng, dù đã vào đến trận chung kết nhưng cô lại để thua trước tay vợt người Ấn Độ Saina Nehwal 21-19 15-21 10-21.[2] Cô bước vào trận chung kết của giải đấu Super series đầu tiên trong năm 2012 tại Giải cầu lông Trung Quốc mở rộng Super Series, nhưng để thua trước Li Xuerui chóng vánh 12-21, 9-21.

2013

2013 là một năm vàng của Ratchanok. Cô lọt vào trận chung kết tại giải cầu lông toàn Anh 2013. Dù thua trước Tine Rasmussen 14-21, 21-16, 10-21 [3] nhưng cô vẫn là vận động viên trẻ nhất lọt vào tới trận chung kết tại giải cầu lông toàn Anh. Cuối cùng, cô đã giành danh hiệu giải đấu Super Series đầu tiên của mình sau chiến thắng trước tay vợt Đức Juliane Schenk 22-20, 21-14 trong giải YONEX-SUNRISE Ấn Độ mở rộng 2013 để trở thành người chiến thắng Superseries trẻ nhất, khi 18 tuổi 2 tháng 22 ngày.[4] Sau đó không lâu, cô tiếp tục vào tới trận chung kết của Giải cầu lông Thái Lan mở rộng năm 2013. Cô đánh bại Busanan Ongbumrungpan 20-22, 21-19, 21-13 [5] để trở thành tay vợt Thái đầu tiên giành danh hiệu đơn nữ tại giải đấu kể từ khi lần đầu tiên giải được tổ chức vào năm 1984.

Sau khi vô địch giải Thái Lan mở rộng, cô quyết định rút khỏi cả hai giải đấu là Indonesia mở rộng và Singapore mở rộng để phục hồi chấn thương và chuẩn bị cho Giải cầu lông vô địch thế giới.[6] Vào tháng 8, Ratchanok giành được chức vô địch tại giải cầu lông vô địch thế giới năm 2013 sau khi đánh bại số đương kim số 1 thế giới và cũng là người giành huy chương vàng Olympic London 2012 Li Xuerui trong trận chung kết với tỉ số lần lượt là 22-20 18-21 21-14 [7]. Cô trở thành tay vợt cầu lông đầu tiên vô địch thế giới. Ở tuổi 18, cô cũng là nhà vô địch thế giới trẻ nhất ở nội dung đơn nữ.[8].Ratchanok vẫn còn đủ điều kiện để bảo vệ chức vô địch tại giải cầu lông trẻ vô địch thế giới diễn ra tại Bangkok.[9]

Thành tích cá nhân

  • Tay vợt nữ trẻ nhất vô địch tại Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới (2009, 14 tuổi)[10]
  • Tay vợt đầu tiên 3 lần liên tiếp vô địch tại Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới (2009, 2010, 2011)[11]
  • Vận động viên trẻ nhất lọt vào trận chung kết giải cầu lông toàn Anh (2013, 18 tuổi)[12]
  • Nhà vô địch trẻ nhất của giải đấu Superseries (Giải cầu lông Ấn Độ mở rộng 2013, 18 năm 2 tháng 22 ngày tuổi)[13]
  • Vận động viên trẻ nhất vô địch thế giới (2013, 18 năm 6 tháng 6 ngày tuổi)[8]

Danh hiệu và giải thưởng

Ratchanok Intanon giành được nhiều giải thưởng danh dự để ghi nhận những thành tựu của cô, dưới đây là một số giải thưởng uy tín quốc tế cô đã giành được cho đến nay.

Tổ chức Giải thưởng Năm
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Công dân trẻ truyền cảm hứng thể thao 2010
Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) Vận động viên cầu lông có triển vọng nhất[14] 2009

Tham khảo

  1. ^ Ratchanok vẫn bảo vệ thành công chức vô địch thế giới. Báo Bangkok
  2. ^ “Saina Nehwal chiến thắng trước Ratchanok Inthanon”. The Hindu. ngày 10 tháng 6 năm 2012.
  3. ^ “Yonex All England Open Badminton Championships 2013”. allenglandbadminton.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “Ratchanok Inthanon”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ “tournamentsoftware.com”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Ratchanok withdraws”. http://www.bangkokpost.com. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ “tournamentsoftware.com”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  8. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ “Badminton World Federation”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2013. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  10. ^ “Badminton World Federation”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  11. ^ “WORLD JUNIORS Finals – Three is the magic number”. Badzine.net. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2013. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  12. ^ “Baun's Great Fairytale- Yonex All England 2013 highlights”. Yonex All England Open Badminton Championships. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2013. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  13. ^ “INDIA OPEN 2013 Finals – Intanon becomes youngest ever Superseries winner”. Badzine.net. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài

  • Profile
  • x
  • t
  • s
Bảng xếp hạng cầu lông thế giới (tháng 3, 2021)
Đơn namĐơn nữĐôi namĐôi nữĐôi nam nữ
  1. Nhật Bản Momota Giữ nguyên
  2. Đan Mạch Axelsen Giữ nguyên
  3. Đan Mạch Antonsen Giữ nguyên
  4. Đài Bắc Trung Hoa Chou Giữ nguyên
  5. Indonesia Ginting Giữ nguyên
  6. Trung Quốc Chen Giữ nguyên
  7. Indonesia Christie Giữ nguyên
  8. Hồng Kông Ng Giữ nguyên
  9. Đài Bắc Trung Hoa Wang Giữ nguyên
  10. Malaysia Lee Tăng 1
  1. Đài Bắc Trung Hoa Tai Giữ nguyên
  2. Trung Quốc Chen Giữ nguyên
  3. Tây Ban Nha Marín Giữ nguyên
  4. Nhật Bản Okuhara Giữ nguyên
  5. Nhật Bản Yamaguchi Giữ nguyên
  6. Thái Lan Intanon Giữ nguyên
  7. Ấn Độ Sindhu Giữ nguyên
  8. Hàn Quốc An Giữ nguyên
  9. Trung Quốc He Giữ nguyên
  10. Canada Li Giữ nguyên
  1. Indonesia Gideon / Sukamuljo Giữ nguyên
  2. Indonesia Ahsan / Setiawan Giữ nguyên
  3. Đài Bắc Trung Hoa Lee / Wang Giữ nguyên
  4. Trung Quốc Li / Liu Giữ nguyên
  5. Nhật Bản Kamura / Sonoda Giữ nguyên
  6. Nhật Bản Endo / Watanabe Giữ nguyên
  7. Indonesia Alfian / Ardianto Giữ nguyên
  8. Hàn Quốc Choi / Seo Giữ nguyên
  9. Malaysia Chia / Soh Giữ nguyên
  10. Ấn Độ Rankireddy / Shetty Giữ nguyên
  1. Nhật Bản Fukushima / Hirota Giữ nguyên
  2. Trung Quốc Chen / Jia Giữ nguyên
  3. Nhật Bản Matsumoto / Nagahara Giữ nguyên
  4. Hàn Quốc Lee / Shin Giữ nguyên
  5. Hàn Quốc Kim / Kong Giữ nguyên
  6. Indonesia Polii / Rahayu Giữ nguyên
  7. Trung Quốc Du / Li Giữ nguyên
  8. Thái Lan Kititharakul / Prajongjai Giữ nguyên
  9. Hàn Quốc Chang / Kim Giữ nguyên
  10. Malaysia Chow / Lee Giữ nguyên
  1. Trung Quốc Zheng / Huang Giữ nguyên
  2. Thái Lan Puavaranukroh / Taerattanachai Giữ nguyên
  3. Trung Quốc Wang / Huang Giữ nguyên
  4. Indonesia Jordan / Oktavianti Giữ nguyên
  5. Hàn Quốc Seo / Chae Giữ nguyên
  6. Nhật Bản Watanabe / Higashino Giữ nguyên
  7. Malaysia Chan / Goh Giữ nguyên
  8. Indonesia Faizal / Widjaja Giữ nguyên
  9. Anh Ellis / Smith Giữ nguyên
  10. Pháp Gicquel / Delrue Tăng 1