Taurida (1802–1921)

Tỉnh Taurida
Таврическая губернія
—  Tỉnh  —
Hình nền trời của Tỉnh Taurida
Huy hiệu của Tỉnh Taurida
Huy hiệu
Vị trí trong Đế quốc Nga
Vị trí trong Đế quốc Nga
Tỉnh Taurida trên bản đồ Thế giới
Tỉnh Taurida
Tỉnh Taurida
Quốc giaĐế quốc Nga
Thành lập1802
Bãi bỏ1921
Thủ phủSimferopol
Diện tích
 • Tổng63,538 km2 (24,532 mi2)
Độ cao cực đại (Roman-Kosh)1.545 m (5,069 ft)
Dân số (1897)
 • Tổng1,447,790
 • Mật độ23/km2 (59/mi2)
 • Đô thị19,98%
 • Thôn quê80,02%

Tỉnh Taurida (tiếng Nga: Таври́ческая губе́рнія, chuyển tự Tavrícheskaya gubérniya; tiếng Ukraina: Таврі́йська губе́рнія, chuyển tự Tavríisʼka hubérniia) là một tỉnh của Đế quốc Nga. Tỉnh bao gồm bán đảo Krym và phần đại lục nằm giữa hạ lưu sông Dnepr (Dnipro) và bờ biển Đenbiển Azov.[1] Tỉnh (guberniya) này được thành lập sau khi tỉnh (oblast) Taurida bị bãi bỏ vào năm 1802 trong quá trình cải cách hành chính của Pavel I đối với các lãnh thổ của Hãn quốc Krym cũ. Trung tâm của tỉnh là thành phố Simferopol. Tỉnh này được đặt tên theo tên Hy Lạp cổ đại của Krym - Taurida.

Ngày nay, lãnh thổ của tỉnh lịch sử này là một phần của các vùng Krym, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraina.

Hành chính

Bản đồ tỉnh Taurida năm 1821

Tỉnh bao gồm ba huyện (uyezd) trên phần đại lục:

và năm huyện cùng hai thành phố trên phần bán đảo:

Trước năm 1820, tỉnh bao gồm bảy huyện, bao gồm huyện Tmutarakan trên bán đảo Taman ở phía đông của eo biển Kerch. Các huyện Yalta và Berdyansk được hình thành sau đó. Từ năm 1804 đến năm 1829 cũng tồn tại gradonachalstvo (thành phố) Feodosiya; và vào năm 1914, huyện Yalta trở thành gradonachalstvo Yalta.

Vào tháng 12 năm 1917, tỉnh bị chia tách khi phần lớn bán đảo Krym hình thành Cộng hòa Nhân dân Krym (1917-1918), trong khi phần còn lại vẫn ở vị thế không xác định, bao gồm thành phố Sevastopol vẫn là căn cứ hải quân chính của Hạm đội Biển Đen của Cộng hòa Nga. Các huyện trên đại lục được tuyên bố là một phần của Cộng hòa Nhân dân Ukraina, nhưng vẫn thuộc quyền tài phán hữu hiệu của tỉnh Taurida.

Vào ngày 20 tháng 11, [7 tháng 11 lịch cũ] 1917, tuyên bố chung thứ ba của Tsentralna Rada của Cộng hòa Nhân dân Ukraina[2] tuyên bố lãnh thổ của Cộng hòa Ukraina bao gồm: Tỉnh Volyn, tỉnh Kiev, tỉnh Podolia, tỉnh Chernigov, tỉnh Poltava, tỉnh Kharkov, tỉnh Yekaterinoslav, tỉnh Kherson và tỉnh Taurida (không bao gồm Krym).

Sau khi những người Bolshevik chiếm đóng Ukraina trong Chiến tranh Ukraina-Xô viết, tỉnh Taurida cuối cùng bị chia cắt giữa các nước cộng hòa Xô viết thuộc Nga là Cộng hòa Xô viết Donetsk-Krivoy RogCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Taurida.

Địa lý

Tỉnh này giáp với tỉnh Yekaterinoslav và tỉnh Kherson ở phía bắc. Eo biển Kerch giáp với "Vùng đất tự do của người Cossack Don". Tỉnh có đường ranh giới tự nhiên, bao quanh là các vùng nước của biển Đenbiển Azov.

Các phần đại lục và bán đảo của khu vực khác biệt đáng kể. Tổng diện tích của tỉnh là 63.538 km², trong đó phần đại lục là 38.405 km² và phần lớn là đất đen thảo nguyên. Dân số của toàn khu vực là 1.634.700 vào năm 1906. Vào thời điểm đó, phần đại lục của tỉnh chủ yếu là người Ukrainangười Nga sinh sống nhưng có một số dân tộc thiểu số đáng kể gồm người Đức, người Bulgaria, người Armeniangười Do Thái. Trong khi các nhóm dân tộc chính của bán đảo Krym là người Tatar Krym và người Nga cùng các dân tộc thiểu số Đức, Hy Lạp, Ba Lan, Armenia và Karaim. Các trung tâm đô thị lớn là Simferopol, Sevastopol, Theodosia, BakhchisarayYalta ở Krym, và Aleshki, BerdyanskMelitopol tai đại lục.[1]

Ngôn ngữ

Thành phần ngôn ngữ của các huyện trong tỉnh Taurida năm 1897. Tiếng Ukraina màu vàng, Nga màu đỏ, Tatar Krym màu lục, Đức màu xám, Yiddish màu lam, các ngôn ngữ khác màu hồng. (tiếng Ukraina)
  • Điều tra nhân khẩu đế quốc năm 1897[3] cho thấy dân số của tỉnh là 1.447.790, với 762.804 nam và 684.986 nữ.
Ngôn ngữ Số lượng Tỷ lệ (%)
Ukraina 611.121 42,21
Nga 404.463 27,94
Belarus 9.726 0,67
Ba Lan 10.112 0,70
Czech 1.962 0,14
Bulgaria 41,260 2.85
Romania 2.259 0,16
Ý 1.121 0,08
Đức 78.305 5,41
Digan 1.433 0,10
Yiddish 55.418 3,83
Hy Lạp 18.048 1,25
Armenia 8.938 0,62
Estonia 2.210 0,15
Tatar 196.854 13,60
Thổ Nhĩ Kỳ 2.197 0,15
Người không tự xác định
ngôn ngữ mẹ đẻ
71 <0,01
Khác 2.292 0,16

Năm 1897, 289.316 người sống ở các thành phố, chiếm 19,98% tổng dân số. Thành phần dân tộc của cư dân thành thị là người Nga (49,1%), người Tatar (17,16%) và người Do Thái (11,84%), chỉ có 31 người sống ở thành phố chọn không tiết lộ danh tính.

Tôn giáo

  • Theo điều tra nhân khẩu đế quốc năm 1897[4] có khoảng 1.100.000 người theo Chính thống giáo Đông phương, chỉ hơn 30.000 người theo Công giáo, khoảng 70.000 người theo đạo Tin lành và cũng chừng đó người theo đạo Do Thái. Chỉ có 13% dân số là người Hồi giáo (ở Đế quốc Nga được gọi là người Magometia), những người này chủ yếu sống ở phần bán đảo của guberniya, tức là Krym. Họ là lực lượng chính 10 năm sau đã thành lập nhà nước dân chủ Hồi giáo đầu tiên là Cộng hòa Nhân dân Krym. Bên cạnh những người theo Hồi giáo và Do Thái, chỉ có tám (8) người không theo đạo Thiên chúa khác trong toàn bộ guberniya (không nhất thiết là những người vô thần).
Tôn giáo Số lượng Tỷ lệ (%)
Chính thống giáo Đông phương 1.069.556 73,88
Hồi giáo 190.800 13,18
Do Thái giáo 60.752 4,20
Giáo hội Luther 42.654 2,95
Công giáo La Mã 29.393 2,03
Mennonite 25.508 1,76
Cựu tín đồ 13.724 0,95
Armenia-Gruzia 7.494 0,52
Qārāʾîm 6.166 0,43
Armenia-Công giáo 1.206 0,08
Khác (Cải cách, Anh giáo, Baptist, khác) 537 0,04

Lịch sử

Năm 1783, Hãn quốc Krym bị nước Nga của Yekaterina Đại đế sáp nhập. Ngay sau đó, tỉnh (oblast) Taurida được thành lập. Dưới triều đại của Pavel I, tỉnh này bị bãi bỏ, nhưng ngay sau đó (năm 1802) được tái lập thành một tỉnh (guberniya). Khu vực là một phần của Đế quốc Nga cho đến Cách mạng Nga năm 1918.

Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, chính phủ sắc tộc Tatar tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Krym vào ngày 13 tháng 12 năm 1917, đây là quốc gia dân chủ Hồi giáo đầu tiên. Nước cộng hòa của người Tatar bao phủ phần bán đảo của tỉnh cũ, trong khi các huyện phía bắc của nó tạm thời nằm dưới quyền tài phán của tỉnh Yekaterinoslav. Tuy nhiên, cả Ukraina và Krym đều không giữ được lãnh thổ của mình và bị Hồng vệ binh Bolshevik chiếm lĩnh vào mùa đông năm 1917-1918. Trong một thời gian ngắn vào đầu năm 1918, những người Bolshevik đã chia cắt các lãnh thổ tỉnh giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết TauridaCộng hòa Xô viết Donetsk–Krivoy Rog, trước khi bị các lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Ukraina tràn ngập với sự hỗ trợ quân sự của Đế quốc Đức.

Tham khảo

  1. ^ a b Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Taurida” . Encyclopædia Britannica. 26 (ấn bản 11). Cambridge University Press. tr. 455.
  2. ^ The Third Universal in the archives of the Verkhovna Rada (tiếng Ukraina)
  3. ^ Language Statistics of 1897 (tiếng Nga)
  4. ^ Religion Statistics of 1897 (tiếng Nga)

Đọc thêm

  • William Henry Beable (1919), “Governments or Provinces of the Former Russian Empire: Taurida”, Russian Gazetteer and Guide, London: Russian Outlook – qua Open Library

Liên kết ngoài

  • Map of Taurida (1882)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata


  • x
  • t
  • s
Vùng lịch sử tại Ukraina hiện đại
Các vùng địa lý
Nhà nước và bộ lạc
thời cổ điểnsơ kỳ Trung cổ
Các thân vương quốc
của Kyiv Rus'
Các khu vực
thời hậu Mông Cổ
Các khu vực của
Ba Lan–Litva
  • Belz
  • Bracław
  • Chernihiv
  • Kyiv
  • Podolia
  • Ruthenia
  • Volhynia
  • Cánh đồng hoang
Các tỉnh của Ottoman
Các khu vực
của người Cossack
Các khu vực của
Đế quốc Nga
  • Quân đoàn Cossack Biển Đen
  • Krai Tây Nam / Quân khu Kiev
    • Kiev
    • Volhynia
    • Podolia
  • Bessarabia
  • Kharkov
  • Kiev (1708–64)
  • Tân Serbia
  • Slavo-Serbia
  • Tiểu Nga (1764–1781)
  • Tiểu Nga (1796–1802)
  • Phó vương quốc Volhynia
  • Poltava
  • Chernigov
  • Kholm
  • Taurida
  • Novorossiya
  • Yekaterinoslav
  • Kherson
  • Gradonachalstvo
Các tỉnh của Áo-Hung
Các khu vực và
nhà nước thế kỷ 20
Vùng dân tộc Ukraina
bên ngoài
  • x
  • t
  • s
Phân cấp hành chính Đế quốc Nga
Guberniya
  • Azov¹
  • *Altai²
  • Arkhangelsk
  • Archangelgorod
  • Astrakhan
  • Belgorod
  • Bessarabia
  • Bratslav
  • Byelorussia
  • Chernigov
  • Grodno
  • Iziaslav
  • Ingermanland
  • Irkutsk
  • Kazan
  • Kaluga
  • Kavkaz
  • Kiev (1708)
  • Kiev
  • Kharkov
  • Kherson
  • Kholm
  • Kovno
  • Kolyvan
  • Kostroma
  • Kursk
  • Litva
  • Minsk
  • Mogilev
  • Moskva
  • Kherson
  • Nizhny Novgorod
  • Novhorod-Siverskyi
  • Novgorod
  • Novorossiya
  • Olonets
  • Orenburg
  • Oryol
  • Penza
  • Perm
  • *Petrograd²
  • Phần Lan
  • Podolia
  • Polotsk
  • Poltava
  • Pskov
  • Ryazan
  • Samara
  • Sankt-Peterburg
  • Saratov
  • Siberia
  • Simbirsk
  • Kharkov
  • Slonim
  • Smolensk
  • Stavropol
  • Taurida
  • Tambov
  • Tiểu Nga (1764)
  • Tiểu Nga (1796)
  • Tver
  • Tobolsk
  • Tomsk
  • Tula
  • Ufa
  • Vilna
  • Vitebsk
  • Vladimir
  • Voznesensk
  • Vologda
  • Volyn
  • Voronezh
  • Vyatka
  • Vyborg
  • Yaroslavl
  • Yekaterinoslav
  • Yeniseysk
Oblast
  • Amur
  • Belostok
  • Bessarabia
  • Don Host
  • Zabaikalye
  • Kamchatka
  • Caspi
  • Quan Đông
  • Orenburg Kirgiz
  • Omsk
  • Primorskaya
  • Sakhalin
  • Taurida
  • Tarnopol
  • Turgay
  • Ural
  • Yakut
Oblast của krai Stepnoy
  • Akmolinsk
  • Siberia Kirgiz
  • Semipalatinsk
Oblast của krai Turkestan
  • Transcaspia
  • Samarkand
  • Semirechye
  • Syr-Darya
  • Turkestan
  • Fergana
Phó vương quốc Kavkaz
  • Baku (tỉnh)
  • Biển Đen
  • Derbent
  • Elizavetpol
  • Erivan
  • Georgia-Imeretia
  • Gruzia
  • Kutaisi
  • Shemakha
  • Tiflis
  • Armenian
  • Batum
  • Dagestan
  • Imeretia
  • Kars
  • Kuban
  • Terek
  • Sukhumi
  • Zakatal
  • Baku (Gradonachalstvo)
Các tỉnh Baltic³
  • Courland
  • Livonia
  • Reval
  • Riga
  • Estonia
Tỉnh của Phần Lan
  • Abo-Byorneborg
  • Vaza
  • Vyborg
  • Kuopio
  • Nyuland
  • Sankt-Mikhel
  • Tavastgus
  • Oulu
Tỉnh của Ba Lan
  • Avgustov
  • Varshava
  • Kalish
  • Keltsy
  • Krakov
  • Lomzha
  • Lyublin
  • Mazovia
  • Petrokov
  • Plotsk
  • Podlyashye
  • Radom
  • Sandomir
  • Sedlets
  • Suvalki
Các tỉnh
Galicia và Bukovina
  • Lvov
  • Peremyshl
  • Tarnopol
  • Chernovtsy
Lãnh thổ phụ thuộc
¹ In đậm thể hiện các tỉnh bị đổi tên hoặc bãi bỏ trước ngày 1 tháng 1 năm 1914.
² Dấu hoa thị (*) thể hiện các tỉnh hình thành hoặc tạo ra với tên thay đổi sau 1 tháng 1 năm 1914.
³ Toàn quyền Ostsee hay Baltic bị bãi bỏ vào năm 1876.