Tuế hàn tam hữu

East Asian art motif of the pine, bamboo and plumBản mẫu:SHORTDESC:East Asian art motif of the pine, bamboo and plum
Tuế hàn tam hữu
Bức tranh "Tuế hàn tam hữu" của Triệu Mạnh Kiên đời Tống
Tên tiếng Trung
Phồn thể歲寒三友
Giản thể岁寒三友
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữsuìhán sānyǒu
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
세한삼우
Hanja
歲寒三友
Phiên âm
Romaja quốc ngữSehansam-u
Tên tiếng Nhật
Kanji歳寒三友
Hiraganaさいかんさんゆう
Chuyển tự
RōmajiSaikan san'yū

Tuế hàn tam hữu (Chữ Hán giản thể: 岁寒三友, chữ Hán phồn thể: 歲寒三友), nghĩa đen là ba người bạn mùa lạnh, là một mô-típ nghệ thuật bao gồm Tùng (松), Trúc (竹) và Mai (梅).[1] Ba giống cây vẫn xanh tươi khi mùa rét tới, là biểu trưng cho khí tiết thanh cao.

Lịch sử

Tuế hàn tam hữu thường thấy trong các tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc[2] và những nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. Bộ ba lần đầu xuất hiện trong một bài thơ của Chu Khánh Dư 朱慶餘 (797-?) đời Đường. Và phổ biến trong hội họa đặc biệt là trong tranh của Triệu Mạnh Kiên (趙孟堅 1199–1264) thời Nam Tống.

Biểu tượng văn hóa

Tuế hàn tam hữu hay thường được gọi cụ thể 松竹梅 trong tiếng Trung, tương đương với tên gọi Sho Chiku Bai trong tiếng Nhật hay Song Jug Mae (송죽매) trong tiếng Triều Tiên.

Trong một bài thơ của nhà thơ Triều Tiên Kim Yuki (1580–1658), bộ ba xuất hiện làm nổi bật sự đối lập tương phản.[3]

Trong văn hóa Nhật Bản, chúng thường được gắn với bắt đầu năm mới, xuất hiện trên các tấm danh thiếp hoặc nhãn mác các loại kẹo theo mùa.[4]

Trong văn hóa Việt Nam, Tùng, Trúc, Mai cùng với Cúc tạo thành bộ tranh tứ quý khá phổ biến.

Tham khảo

  1. ^ “Chinese symbols” (PDF). Website bảo tàng Anh - britishmuseum.org.
  2. ^ Welch, Patricia Bjaaland (North Clarendon: Tuttle Publishing. pp. 20–21. ISBN 978-0-8048-3864-1.). “Chinese art: a guide to motifs and visual imagery”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ The Bamboo Grove, ed. and trans. Richard Rutt, University of California Press 1971, poem 18
  4. ^ Bamboo in Japan Nancy Moore Bess and Bibi Wein, Kodansha International 2001, p.170